Tạm ngừng kinh doanh là việc mà không chủ sở hữu doanh nghiệp nào mong muốn. Thế nhưng, vì một vài lý do (tài chính, nguồn lực, thời gian…) các chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. VD như:
+ Doanh nghiệp có khó khăn trong quá trình hoạt động
+ Doanh nghiệp không tìm kiếm được thị trường
+ Doanh nghiệp cần thời gian để nghiên cứu chiến lược kinh doanh mới ….
Đã có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng, thương hiệu lớn hiện nay, trước đây họ cũng gặp vô vàn khó khăn, biến cố. Việc tạm ngừng có thể là bước lui lại để chuẩn bị tất cả cho bước tiến tiếp theo của doanh nghiệp một cách vững mạnh nhất.
Dựa trên cơ sở pháp lý là Điều 200 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014, Điều 57 Chương VII Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 05/2013/NĐ-CP, Mrdobinh sẽ trình bày chi tiết mọi vấn đề liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh.
Quy trình, thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất 2020
Hầu hết các cá nhân, tổ chức khi có quyết định tạm ngừng kinh doanh đều không biết phải bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ nào. Điều này cũng không có gì khó hiểu, bởi đây là những kiến thức mang tính chuyên môn cao và chỉ có những ai hoạt động trong lĩnh vực pháp luật mới quan tâm, hiểu rõ. Do đó, trong mục đầu tiên này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc quy trình thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tham khảo quy trình này, cá nhân, tổ chức sẽ phần nào hiểu được các công việc của mình và cơ quan chức năng sẽ thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
– Cá nhân, tổ chức: soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể mọi người xem ở mục dưới). Sau đó, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
– Sở KH&ĐT: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đã nộp
Bước 2: Giải quyết hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
– Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.– Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP. chúng tôi sẽ trình bày lại để quý bạn đọc nắm rõ.
Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH hai thành viên trở lên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
4.5
5
comment
Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp có phải nộp thuế không?
Mrdobinh Xin Trả lời:
Đối với thuế môn bài: trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài và tờ khai lệ phí môn bài. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì doanh nghiệp vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm và tờ khai lệ phí môn bài.
Đối với tờ khai GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong quý tạm ngừng hoạt động.
Đối với báo cáo tài chính: trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trọn thời gian năm tài chính, thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng không tròn năm tài chính, doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo tài chính của năm đó.